CHÍNH VƯƠNG – THẾ GIỚI TIỀN: MUA BÁN UY TÍN TOÀN QUỐC

Tiền Cổ Việt Nam và những câu chuyện chưa từng giải mã.

Tiền Cổ Việt Nam và những câu chuyện chưa từng giải mã.

Gắn liền với những thời kì lịch sử của dân tộc, trải qua mỗi thời kì thì lại có mỗi loại tiền cổ Việt Nam khác nhau, mỗi loại khác nhau lại có một giá trị sưu tập khác nhau, và xung quanh những đống tiền cổ ấy lại có nhiều câu chuyện cần được “giải mã” cho thế hệ ngày nay hiểu sâu hơn về những loại tiền xưa việt nam này.

Câu chuyện thứ 1: Giải mã “kho báu tiền cổ” đào được có niên đại hơn 2.000 năm

Mẫu “tiền cổ” lấy từ thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội là đồng “Ngũ thù” được đúc năm 118 TCN thời Tây Hán Vũ Đế (Lưu Triệt, niên đại 141-87 TCN) và tính tới thời điểm này có niên đại 2.131 năm – PGS.TS Hoàng Văn Khoán nói.

Dấu tích của vị thành hoàng làng

Liên quan tới sự việc người dân thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa phát hiện hàng loạt chum “tiền cổ” ở cánh đồng nơi làm đường liên thôn, ông Cao Đức Khoa – phó trưởng CA xã cho biết: “Sự việc đã xảy ra hơn 10 ngày. Khi người dân phát hiện chum “tien co” đầu tiên thì có người báo với CA xã. Lực lượng trực ban đã cử người xuống hiện trường thì thấy người dân vây kín khu vực đó, có nhiều đồng “tiền cổ” và mảnh chum vỡ còn vương vãi”.

Ông Khoa cũng cho biết thêm việc phát lộ chum tiền là khi triển khai công tác nông thôn mới, dồn điền đổi thửa. Ban CA xã đã chỉ đạo anh em CA viên thường xuyên trực và theo dõi khu vực đó cả ngày đêm. Bởi trong thời gian đầu khi nghe tin có “tiền cổ” với khối lượng lớn, nhiều người trong làng tiếp tục ra đào và khai quật được 3-4 chum nữa càng khiến người dân xôn xao. Ngoài ra còn xuất hiện một số đối tượng lạ mặt, ngoại tỉnh mang máy dò kim loại về rà soát và nhiều lần CA viên đã ngăn chặn được.

tiền cổ việt nam

(Đồng tiền cổ được người dân đào ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai

giống hệt với đồng tiền Ngũ thù Tây Hán được đúc từ năm 118 TCN).

Còn những thông tin đồn thổi buôn bán “tiền cổ” thực chất là do người nhặt được nhiều tung tin ảo để đánh lừa nhiều người mua. Người thì nói giá 700.000đồng/kg, nhiều người nói chỉ bán với giá đồng nát vài chục nghìn/kg nên không biết thực hư thế nào. Ông Khoa cho biết việc người bán có nói là người nhà một số cán bộ xã là hoàn toàn bịa đặt. Họ lợi dụng và nói dối để lừa người mua nhằm trục lợi. Thời điểm đào được các hũ “tiền cổ” được CA huyện hỗ trợ người về giám sát và giữ gìn trật tự an ninh địa phương.

Ông Nguyễn Văn Sinh – trưởng ban văn hóa xã cho biết, vị trí phát lộ “tiền cổ” nằm trước ngôi miếu phía nam của “thành Quèn” cổ xưa. Đình Cổ Hiền là nơi thờ thành hoàng làng Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc – người có công phò tá Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán từ thế kỷ X. Đỗ Cảnh Thạc là một vị tướng có tài, ngoài việc phò tá Ngô Quyền đánh giặc, ông còn là người giúp nhân dân trong “Nông – Trang – Canh – Cửi” nên khi mất được mọi người suy tôn là thành hoàng làng”.

“Tiền cổ” có từ thời Tây Hán

Trao đổi về mẫu “tiền cổ” được phát hiện ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa, PGS.TS Hoàng Văn Khoán – cựu giảng viên trường ĐH KHXH&NV cho biết: “Đây là đồng “tiền cổ” có tên là “Ngũ thù” thuộc thời Tây Hán (Trung Quốc). Đồng tiền “Ngũ thù” rất khác biệt với các đồng tiền thời khác bởi hình vuông bên trong đồng tiền. Không có đồng tiền thời nào được đúc với hình vuông rộng như vậy. Rất có thể trong chum tiền cổ được phát hiện ở thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa có nhiều loại tiền cổ thuộc nhiều niên đại khác nhau”.

Giải thích thêm về đồng “tiền cổ” này, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho hay: “Ngũ thù” chính là tên đồng tiền. Trên đồng tiền có thể hiện niên đại, triều vua, kỹ thuật đúc tiền. “Ngũ” là số thứ tự theo tiếng Trung Quốc là số 5 được viết theo dạng chữ Triện giống với số 10 la mã (X) có mũ mà người dân gọi là đồng hồ cát treo ngược. Chữ còn lại là chữ “thù” – đơn vị trọng lượng của thời Tây Hán.

tiền cổ việt nam và những câu chuyện

(PGS.TS Hoàng Văn Khoán phân tích mẫu tiền cổ phát hiện ở Quốc Oai).

Một lạng bằng 24 “thù”. Ghép hai chữ “Ngũ-thù” nói lên giá trị đồng tiền là 5 thù. Đồng “Ngũ thù” được phân làm hai loại theo triều đại. Đó là Ngũ thù Tây Hán thuộc triều Tây Hán Vũ Đế (Lưu Triệt, niên đại 141-87 TCN) được đúc năm Nguyên Thù ngũ niên (118 TCN) bằng đồng. Đồng “Ngũ thù” Tây Hán có đặc điểm được khắc chữ Triện vành nổi, mặt sau trơn với đường kính 25mm, vành 0,5mm, lỗ vuông cạnh 11x11mm và nặng 3,2gam.

Còn Ngũ thù Đông Hán ở triều vua Quang Vũ Đế (Lưu Tú, niên đại 25-57) được đúc bằng đồng năm 40. Khác với đồng Ngũ thù Tây Hán ở chỗ, đồng Ngũ thù Đông Hán có đường kính nhỏ hơn 22mm và trọng lượng nhẹ hơn chỉ 1,6g, phía trên hình vuông có chữ “Công” nằm ngang. Hơn nữa, chữ “Ngũ” thời Tây Hán viết thẳng, còn thời Đông Hán viết mềm mại hơn.

Vậy, theo hình ảnh và mẫu cầm trên tay thì đúng là đồng tiền “Ngũ thù” thời Tây Hán được đúc từ năm 118 TCN, nghĩa là đồng tiền có niên đại 2.131 năm. So với các đồng tiền cổ từng giám định, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho biết có rất nhiều kiểu chữ được đúc trên các đồng tiền cổ mà không phải ai cũng biết. Đó là các kiểu chữ Chân, Triện, Thảo, Khải, Lệ. Trong đó, khó đọc nhất là chữ Triện và chữ Thảo và các kiểu chữ cũng thể hiện rõ niên đại đúc tiền.

Nhắc lại thành hoàng làng thôn Cổ Hiền, xã Tuyết Nghĩa có thờ Độc Nhĩ Vương Đỗ Cảnh Thạc, PGS. TS Hoàng Văn Khoán nói: “Chưa thể khẳng định được. Vì đồng tiền này có niên đại hơn 2.000 năm trước thời Đỗ Cảnh Thạc khoảng 1.000 năm. Để xác định được chính xác hơn nữa thì cần xem mẫu chum gốm chứa tiền cổ, mới có thể biết được thời điểm chôn số tiền đó và kết luận có cùng thời vị tướng quân này không.

Ngoài giả thiết của người dân rằng số tiền trong chum là kho quân lương cho binh lính, PGS cũng đặt thêm giả thiết có thể là số tài sản của nhà giàu hoặc quan lại chôn khi có binh biến xảy ra. Thường thì họ sẽ chôn gần các ngôi mộ, miếu để mọi người không ai dám lấy.

Vị PGS cũng nói, các đồng tiền cổ này có giá trị với những người sưu tập tiền cổ nhưng không lớn. Bán lấy đồng đúc cũng không được nhiều lợi ích vì đồng tiền gỉ nhiều, tỉ lệ đồng nguyên chất rất ít. Việc người dân đổ xô đi đào, nhặt là không nên vì mất công mất việc và không đem lại lợi ích gì.

 

Câu chuyện thứ 2: Đống tiền cổ vô giá và nơi giấu tượng đồng đen bí ẩn ở Hải Dương

Đây là pho tượng toàn thân rất lớn, được làm bằng chất liệu đồng đen. Pho tượng là tài sản quý nhất, linh nhất suốt mấy trăm năm của chùa.

Sau một buổi ngắm nghía, chụp hàng trăm kiểu ảnh về các món cổ vật, chứa ngập hai căn phòng nhà ông H., Phật tử thân thiết với thầy Thích Diệu Mơ, chúng tôi lên xe rời ngồi làng hẻo lánh bên một quả núi đang bị bắn mìn ùng oàng để nghiền xi-măng.

Những tưởng, được chiêm ngưỡng kho cổ vật đó đã là nhiều rồi, nào ngờ thầy Thích Diệu Mơ (trụ trì chùa Thánh Quang, Kinh Môn, Hải Dương) bảo bà còn cất giữ cổ vật ở nơi khác nữa.

tiền cổ việt nam và những câu chuyện chưa được giải mã

Đồ cổ chất kín tầng hầm Đồ cổ chất kín tầng hầm

Sư thầy Thích Diệu Mơ tiếp tục dẫn chúng tôi đến một ngôi nhà bí mật nữa trong huyện Kinh Môn. Theo nhà sư, đây cũng là nhà của một Phật tử và nhà sư chuyển đồ cổ đến nhà Phật tử này gửi cho an toàn. Ngôi chùa Thánh Quang cửa rả tông hống, lại chỉ có nhà sư cùng mấy Phật tử già yếu, không trông coi được.

Xe chạy vòng vèo qua mấy đường làng, thì dừng trước một ngôi nhà kín đáo, giữa một khu vườn um tùm cây cối, nhưng bụi xi măng phủ trắng xóa. Cách làng không xa, mấy nhà máy xi măng nhả khói thành lớp mây trắng trên trời.

Sau hồi chuông, thì một người đàn bà ra mở cổng. Người phụ nữ này mở chiếc tủ khóa kín trong phòng khách, tìm chìa, rồi dẫn chúng tôi xuống tầng hầm.

Tôi cứ thắc mắc mãi, không biết chủ nhân ngôi nhà này xây hầm làm gì? Chẳng lẽ để tránh bom? Khi cánh cửa sắt của tầng hầm mở ra, tôi lại một lần nữa choáng ngợp, với cơ man nào là đồ cổ. Cả một căn phòng chứa ăm ắp cổ vật.

Cổ vật gồm đủ các loại, từ đồ đá đến đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm, sứ. Vô số nồi niêu, xô chậu chứa các món cổ vật nhỏ xếp kín mặt sàn. Những chiếc chum, chĩnh, chóe cổ cũng chứa vô vàn cổ vật bên trong cái bụng rỗng to tướng của nó.

Vì là kho chứa cổ vật, không phải nơi trưng bày, nên không gian được tận dụng tối đa. Chúng tôi phải lựa chân từng bước, mới lọt được vào kho cổ vật này.

tien co viet nam qua các thời kỳ.

Bình gốm cổ rất đẹp Bình gốm cổ rất đẹp

Quả thực, tôi không đủ sức để thống kê xem căn hầm của nhà này có bao nhiêu món cổ vật và không đủ sức để tìm hiểu xem món cổ vật nào quý nhất trong gian phòng. Nhà báo Phạm Chức nói đùa: “Nếu bây giờ đất nước mình vẫn tiêu những loại tiền từ cả ngàn năm trước, thì nhà chùa có đủ tiền xây vài ngôi chùa lớn”.

Bà chủ gọi ông chồng vừa thức dậy sau giấc ngủ trưa vào tầng hầm. Chủ nhà chào nhà sư và chúng tôi, rồi chui sâu vào tầng hầm, khệ nệ bê ra một chiếc chậu bằng đồng, vần ra một chum sành chứa có ngọn tiền cổ.

Quả thực, cả đời làm báo của tôi, chứng kiến vô số nhà sưu tập tiền cổ, nhưng chưa thấy ở đâu có nhiều tiền cổ như trong căn phòng này. Theo lời Phật tử giữ đồ cổ cho chùa, thì lượng tiền cổ của nhà chùa nhiều đến nỗi phải tính bằng kg, chứ không thể đếm được.

Sau này, gặp ông Tăng Bá Hoành (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương), hỏi chuyện đống tiền cổ khổng lồ nhà sư Thích Diệu Mơ giữ, ông Hoành khẳng định hiếm có ai sở hữu nhiều tiền cổ như bà Mơ. Thậm chí, các bảo tàng ở Việt Nam cũng không nhiều bằng.

tien co viet nam  thời xưa

đống tiền cổ số lượng cực lớn được tính bằng cân

Hồi về chùa Thánh Quang nghiên cứu, nhà sư Thích Diệu Mơ lấy ống bơ xúc đại cho ông một bọc để nghiên cứu. Xem xét bọc tiền cổ xúc trong đống tiền khổng lồ của nhà sư Thích Diệu Mơ, ông Hoành đếm được tới 36 loại khác nhau. Tất cả số tiền ông Hoành phân loại đều từ thời Bắc thuộc, cách nay 1.000 đến 2.000 năm, đều có giá trị khảo cổ, giá trị trưng bày rất cao.

Tôi nhẩm tính, chẳng cần bán lượng tiền xu cổ này với giá tiền triệu, chỉ bán vài chục, vài trăm ngàn đồng một đồng xu, đã thu về nhiều tỷ đồng.

Rời căn biệt thự bí ẩn giữa ngôi làng um tùm cây cối, chúng tôi trở lại chùa Thánh Quang. Nhà sư bảo: “Mọi người vào chùa thường không để ý, chứ thực ra, trong chùa tôi cũng bày vô số cổ vật. Tuy nhiên, cổ vật ở chùa không có niên đại sâu và giá trị cũng không cao”.

Theo chỉ dẫn của nhà sư, tôi mới nhận thấy khắp chùa la liệt đồ cổ. Vòng quanh chùa bà xếp vô số cối đá, cối giã gạo bằng đá, những chiếc thống đá mà mỹ nữ xưa dùng để tắm rất đẹp, trạm trổ long phượng, những bài thơ chữ Hán.

Bên trong chùa nhà sư bày rất nhiều tượng cổ, gồm cả tượng đá, tượng gốm và tượng đất. Đặc biệt quý là những chiếc chum, chóe, kiệu khổng lồ xếp hàng dài trong chùa. Những chiếc kiệu có tuổi vài trăm năm, trang trí hoa văn, họa tiết rất đẹp, được giới sưu tầm đồ cổ đánh giá cao, săn lùng ráo riết.

Tại chính điện của chùa Thánh Quang, sư thầy Thích Diệu Mơ cũng trưng bày vô số đồ cổ. Nhà sư đặt một chiếc tủ kính, bên trong bày những mẫu vật hóa thạch khai quật được ở chùa cùng với một số đồ đá, đồ đồng, gốm. Tiền cổ cũng được đựng đầy một chậu.

Theo sư thầy Thích Diệu Mơ, tất cả số cổ vật mà bà cất giữ đều là của nhà chùa. Hầu như các cổ vật được khai quật trong các hang động quanh chùa Thánh Quang. Trải nhiều thời kỳ biến động, trụ trì và nhân dân đã cất giấu trong hang động. Thời nay, đất nước yên bình, sư thầy mới khai quật, gom lại.

Đứng bên pho tượng đá xanh tạc sư tổ Thủy Nguyệt, nhà sư Thích Diệu Mơ chợt bần thần khi nghĩ đến pho tượng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni. Theo truyền lại, đây là pho tượng toàn thân rất lớn, được làm bằng chất liệu đồng đen. Pho tượng là tài sản quý nhất, linh nhất suốt mấy trăm năm của chùa Thánh Quang.

Hồi chống Pháp, chiến tranh loạn lạc, trộm cắp liên miên, nhà chùa lại sợ mất, nên đã quyết định chôn giấu pho tượng quý này. Công việc cất giấu pho tượng được sư cụ trụ trì chùa giao cho một người duy nhất ở làng Trại Xanh, cách làng Nhẫm Dương không xa, thuộc xã Duy Tân (Kinh Môn, Hải Dương).

Người này sau khi chôn cất pho tượng, đã đứng trước ban thờ Phật hứa không được phép tiết lộ với ai về pho tượng và nơi cất giấu. Nhưng rồi, vài năm sau, người này đột tử, mang theo nơi cất giấu pho tượng xuống suối vàng. Vậy là mọi thông tin về pho tượng đồng đen đã bị thất lạc. Kể cả Hòa thượng Vô Vi cũng không biết pho tượng được chôn giấu ở đâu.

Tuy nhiên, nhà sư Thích Diệu Mơ tin rằng, một ngày nào đó, khi đủ duyên, tượng Phật tổ Thích Ca sẽ được tìm về.

Ngoài ra, bia đá cũng ghi chép về chiếc khánh đá, chuông đồng của chùa Nhẫm Dương lớn nhất nhì vùng Đông Bắc. Nhưng các cụ cất giấu hai báu vật này ở đâu, thì vẫn còn là một bí ẩn.

Trong suốt câu chuyện với tôi, nhà sư Thích Diệu Mơ cứ nhắc đi nhắc lại rằng, toàn bộ số cổ vật mà nhà sư đang cất giữ, là của nhân dân, của đất nước, của nhà chùa, chứ không phải của riêng nhà sư. Đã có rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, khi đến chùa, đặt vấn đề mua một số món đồ, nhưng nhà sư nhất quyết từ chối.

Nhà sư mong ước có được một ngôi nhà truyền thống, dựng ngay tại khuôn viên chùa, để trưng bày tất cả cổ vật, hóa thạch, từ cách đây triệu năm, cho đến ngày nay, để toàn thể nhân dân được chiêm ngưỡng thoải mái.

Contact Me on Zalo
Contact Me on Facebook
Secured By miniOrange